Chủ Nhật, 4 tháng 5, 2014

Nhiều doanh nghiệp sẽ phá sản vì... Luật Phá sản

Nợ đến hạn trên 200 triệu đồng trong vòng 3 tháng sẽ bị coi là lâm vào tình trạng phá sản. Quy định này tại dự thảo Luật Phá sản sửa đổi không khác gì giấy báo tử đối với 99% doanh nghiệp đang hoạt động hiện nay.

Luật Phá sản (sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7 sắp tới. Ban soạn thảo, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội đã có rất nhiều cuộc hội thảo về dự thảo luật này. Nhiều điểm tiến bộ của dự thảo luật đã được ghi nhận. Song, còn những vấn đề cơ bản, có ý nghĩa quyết định đối với nội dung của dự thảo Luật Phá sản (sửa đổi) vẫn còn khá nhiều ý kiến tranh cãi.
 
Khi nào doanh nghiệp, HTX bị phá sản?

Khi nào doanh nghiệp, HTX bị phá sản?

Đến nay, trong quá trình tranh luận về dự thảo Luật Phá sản (sửa đổi) vấn đề quan trọng nhất là khi nào thì doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) bị coi là lâm vào tình trạng phá sản vẫn còn nhiều ý kiến tranh cãi.
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Thống đốc Bình: Lãi suất có thể giảm tiếp
Thu nhập người lao động vẫn tăng trong năm 2013
Xuất khẩu tôm sang Nhật Bản lại vướng chất cấm mới
Lỡ một phút, mất bạc tỷ vì thủ tục hải quan?

Khoa học kinh tế đã chứng minh rằng, doanh nghiệp, HTX bị coi là lâm vào tình trạng phá sản khi đã mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.

Điều 3 Luật Phá sản năm 20004 quy định: "doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản". Đó là quy định đúng xét cả về lý thuyết khoa học kinh tế và thực tiễn.

Dự thảo Luật Phá sản (sửa đổi) đã không đề cập đến vấn đề này mà chỉ giải thích khái niệm mất khả năng thanh toán như sau: "Mất khả năng thanh toán là tình trạng doanh nghiệp, HTX không thanh toán khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu". Và từ đó, dự thảo Luật quy định tiếp "chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục dịch vụ giải thể doanh nghiệp, HTX không thực hiện nghĩa vụ thanh toán được khoản nợ đến hạn trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày chủ nợ có yêu cầu".

Những quy định nêu trên là không chính xác. Bởi đã có sự nhầm lẫn rất nghiêm trọng giữa mất cân đối dòng tiền, không thanh toán và mất khả năng thanh toán. Mất cân đối dòng tiền là khi nợ phải thu của doanh nghiệp, HTX quá lớn, nên số  thu không đủ trang trải một số khoản chi, trong đó, có cả nợ đến hạn. Song, nợ phải thu vẫn là tài sản của doanh nghiệp, HTX nên doanh nghiệp, HTX không bị mất khả năng thanh toán. Đây là hiện tượng xảy ra rất phổ biến hiện nay. Không thanh toán là hiện tượng cố tình chiếm dụng vốn của đối tác mặc dù doanh nghiệp, HTX có đủ khả năng thanh toán. Mất khả năng thanh toán xảy ra khi, nếu bán toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, HTX theo giá thị trường nhưng vẫn không trả được các khoản nợ đến hạn. Chỉ trong trường hợp này, doanh nghiệp, HTX mới bị coi là lâm vào tình trạng phá sản.

Khi xảy ra những trường hợp nêu trên, doanh nghiệp, HTX sẽ có những biện pháp khắc phục khác nhau. Chẳng hạn, khi mất cân đối dòng tiền, chủ doanh nghiệp, HTX sẽ phải đàm phán gia hạn nợ, tích cực thu nợ, tạm vay để có thể thanh toán nợ. Khi gặp trường hợp khách nợ cố tình không thanh toán nhằm chiếm dụng vốn, doanh nghiệp, HTX chủ nợ có thể khởi kiện ra toà kinh tế hoặc Trọng tài thương mại để giải quyết. Chỉ khi doanh nghiệp,HTX mất khả năng thanh toán mới phải áp dụng đến việc tuyên bố phá sản.

Khuyến khích người lao động yêu cầu doanh nghiệp phá sản ?

Dự thảo Luật Phá sản (sửa đổi) đã trao quyền cho người lao động và đại diện tổ chức công đoàn quyền nộp đơn yêu cầu mở doanh nghiệp, HTX mở thủ tục dich vụ giải thể doanh nghiệp với quy định: "Người lao động, đại diện công đoàn có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã không trả được lương, các khoản nợ khác đến hạn khi người lao động, đại diện công đoàn có yêu cầu".

Không ai phản đối về tính pháp lý của  quy định nêu trên. Bởi,  Điều 96 Bộ Luật Lao động quy đinh: "Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 1 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước VN công bố tại thời điểm trả lương".

Song, sự hợp lý và đạo lý của quy định trên lại là vấn đề cần phải bàn. Trong thực tế, do nhiều khó khăn trong kinh doanh có nguyên nhân từ sự bất ổn của nền kinh tế, sự mất cân đối dòng tiền xảy ra khá nhiều, tình trạng doanh nghiệp, HTX nợ lương của người lao động là rất phổ biến, không chỉ ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa mà xảy  ra ở cả những doanh nghiệpNN có quy mô lớn. Rất nhiều trường hợp chủ doanh nghiệp, HTX đã thương lượng, động viên người lao động cùng chia sẻ khó khăn và khắc phục được khó khăn trong một thời gian nhất định.

Ví dụ, đầu năm 2013, một doanh nghiệp thường trả chậm lương cho người lao động tới 3 tháng. Chủ doanh nghiệp đã thông báo cho người lao động biết khó khăn doanh nghiệp đang gặp phải, người lao động đã đồng lòng chia sẻ, tích cực khắc phục khó khăn. Và, kết quả là, sáu tháng sau, tình trạng nợ lương của doanh nghiệp đã chấm dứt.

Dự thảo Luật Phá sản (sửa đổi) đã xa rời thực tiễn kinh doanh và khuyến khích nguời lao động hoặc đại diện công đoàn "tích cực" yêu cầu các doanh nghiệp, HTX phải phá sản. Điều gì sẽ xảy ra, nếu sau khi Luật Phá sản (sửa đổi) có hiệu lực, người lao động (hoặc đại diện tổ chức công đoàn) ở hàng nghìn doanh nghiệp, HTX sẽ nộp đơn yêu cầu doanh nghiệp, HTX tuyên bố phá sản chỉ vì thanh toán chậm...một tháng lương?

Hậu quả hiển hiện

Từ phân tích trên có thể thấy, việc giải thích về mất khả năng thanh toán một cách quá đơn giản và không đúng ; việc "khuyến khích" người lao động (hoặc đại diện tổ chức công) nộp đơn yêu cầu doanh nghiệp, HTX tuyên bố phá sản như trong dự thảo Luật Phá sản (sửa đổi) sẽ dẫn đến có rất nhiều doanh nghiệp,HTX bị coi là lâm vào tình trạng phá sản khi Luật được ban hành.

Trong điều kiện ở nước ta hiện nay, khi tình trạng cạnh tranh không lành mạnh còn khá phổ biến, sẽ có rất nhiều chủ nợ nộp đơn yêu cầu doanh nghiệp, HTX là đối tác của mình phá sản. Khi những thông tin "bị nộp đơn yêu cầu phá sản" được đưa ra công chúng, uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp, HTX đang bị mắc nợ sẽ bị tan theo... mây khói. Và, nếu giải quyết được thì "được vạ, má đã sưng", không loại trừ sẽ phải phá sản, phải "chết oan"!

Ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Uỷ ban tài chính - ngân sách của Quốc hội đã nói: "Với quan niệm quá đơn giản về tình trạng mất khả năng thanh toán như dự thảo luật, có thể 90% doanh nghiệp, HTX đang hoạt động hiện nay sẽ bị phá sản". Xin đừng phát động một "phong trào nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản với doanh nghiệp, HTX", cũng đừng ép các doanh nghiệp, HTX phải phá sản từ những quy định sai trong văn bản luật.

Tạo điều kiện cho những doanh nghiệp thực sự yếu kém rút khỏi thị trường là cần thiết. Song, không ai mong muốn nền kinh tế nước ta sẽ ngày càng có nhiều doanh nghiệp tuyên bố phá sản. Vì vậy, chỉ có thể tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp khi tuyên bố phá sản bằng việc đơn giản hoá đến mức cho phép đối với các thủ tục. Không thể đánh
tráo khái niệm khoa học để có nhiều doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản...oan!

Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

Thận trọng khi mua đồ gỗ nội thất

Nguồn gốc thiên nhiên khiến nội thất gỗ không chỉ mang vẻ đẹp tinh tế, đặc trưng mà còn đem lại gần gũi cho người tiêu dùng. Nhưng để có được sản phẩm hữu dụng, bền đẹp theo thời gian lại là một thách thức đối với người mua.

Nội thất gỗ thu hút người mua. Ảnh: Q.T
Thiệt đủ đường
Với vẻ đẹp mang nguồn gốc tự nhiên, đồ gỗ phong thủy nội thất giúp người mua dễ dàng kết hợp chúng với nhiều không gian nội thất khác nhau. Ngay cả trong những điều kiện không gian đòi hỏi sự linh hoạt, đồ gỗ vẫn có thể sắp đặt hợp lý, đẹp, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng từ truyền thống đến hiện đại. Tuy nhiên, nếu không có kinh nghiệm trong việc phân loại các loại gỗ, phát hiện những “chiêu trò” của người bán, khách hàng sẽ rất dễ mua phải các sản phẩm nội thất có chất lượng gỗ kém hoặc chênh nhau về giá bán.
Ông Phạm Văn An (Hoàn Kiếm - Hà Nội) đặt mua một chiếc kệ ti vi làm bằng gỗ xoan đào tại một cửa hàng chuyên bán đồ gỗ nội thất trên đường Đê La Thành (Hà Nội). Để tận dụng không gian phía dưới gầm cầu thang, ông Phạm Văn An đã đo đạc cẩn thận và nhờ xưởng mộc đóng riêng tủ để phù hợp với không gian trong nhà. “Tôi từng học qua nghề mộc nên rất cẩn thận trong việc lựa chọn nội thất gỗ trong gia đình. Nhận tủ sau một tuần đặt mua, tôi kiểm tra rất kỹ chất lượng gỗ, các khớp cam, lỗ bắn bàn lề, gờ tủ… thậm chí còn xem kỹ vân gỗ xem có đúng là gỗ xoan đào hay không. Không phát hiện ra lỗi của sản phẩm, tôi trả tiền cho cửa hàng và an tâm về chiếc kệ ti vi của mình. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, kệ ti vi bắt đầu bị sệ cánh, lung lay, các góc cạnh của tủ bị bong tróc. Kiểm tra kỹ mới biết, tủ chỉ có mặt trên làm bằng gỗ xoan đào, còn lại lớp dưới và chân đều được dán 1 lớp tech bên ngoài giống hệt gỗ thịt còn bên trong trộn toàn gỗ công nghiệp”.
Theo chủ cửa hàng gỗ Huy Yến (Đê La Thành - Hà Nội): “Do lượng gỗ tự nhiên ngày càng hiếm, giá thành lại cao nên nhiều cửa hàng bán đồ gỗ nội thất ham rẻ đã nhập hàng gỗ OB, PSB, WB (gỗ dăm) MDF (ván ép bột gỗ sợi không bị đàn hồi hay co ngót) để bán ra thị trường. Mặc dù là gỗ chế biến nhưng chúng cũng chênh nhau đến 150.000- 200.000 đồng. Do vậy, nhiều chủ cửa hàng đã lợi dụng điều này để trà trộn các loại gỗ với nhau nhằm đánh lừa người tiêu đùng. Hiện nay, ở những cửa hàng bán đồ gỗ tự nhiên, các sản phẩm như: Kệ tivi, tủ quần áo, tủ để giày dép làm bằng gỗ đa phần đều trà trộn gỗ công nghiệp”.
Bên cạnh đó, những sản phẩm gỗ kém chất lượng còn gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người tiêu dùng. Theo nghiên cứu của Thạc sĩ Đỗ Hoàng Oanh - Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh: “Người tiêu dùng có thể bị nhiễm độc bởi những sản phẩm ván gỗ lót sàn nhà công nghiệp kém chất lượng do có chứa chất Polycylic aromatic hydrocarbon. Chất này gây kích ứng màng nhầy (mũi, mắt) và cổ khiến người sử dụng lâu ngày cảm giác khó thở, nhức đầu và có thể gây ung thư do tiếp xúc lâu ngày.
Bí quyết chọn mua đồ gỗ nội thất
Theo chị Nguyễn Thị Hải Yến - chủ cửa hàng gỗ Huy Yến (Đê La Thành- Hà Nội): “Khi mua đồ gỗ nội thất, khách hàng nên lưu ý kiểm tra các bộ phận dễ bị lỗi như: Chân, khung cửa, mặt ngăn kéo vì chúng thường bị trà trộn các loại gỗ kém chất lượng, gỗ ép. Bên cạnh đó, sản phẩm nếu có trang trí hoa văn thì phải sắc nét, đẹp mắt, không có những đầu mẩu gỗ thừa, mắt sâu hay bị rạn nứt. Đồng thời, người tiêu dùng không nên mua sản phẩm có các bộ phận gỗ như tấm ngăn, tấm lót, ngăn kéo... bị mọt, sứt sẹo, chắp vá, thiếu hụt. Đối với những đồ gỗ quét sơn, màu sơn phải đều, có độ bóng đẹp, không có nốt sần hay vết nhăn; về thẩm mỹ không nên chọn đồ gỗ phong thủy có màu quá tương phản nhau ở các bộ phận”.
Ngoài kiểm tra bề ngoài sản phẩm, khách hàng cũng nên kiểm tra kỹ các kết cấu nội thất gỗ. Theo anh Lại Thế Dụng chủ một xưởng thợ mộc tại Nam Định: Với sản phẩm lớn, khách hàng nên lưu ý xem chúng có lỗ mộng truyền thống và khớp mộng luôn tại đó không. Thậm chí với những sản phẩm gỗ nội thất đắt tiền, người tiêu dùng phải cẩn thận kiểm tra các đinh vít, keo có chắc chắn không.
“Bên cạnh đó, hiện nay các đồ gỗ dùng trong gia đình đang bày bán trên thị trường thường có 2 loại: Kết cấu khung và kết cấu ghép liên tiếp. Khi chọn loại kết cấu khung, người mua nên quan sát cẩn thận những điểm nối của khung có chắc chắn và có bị hở hay không; nếu mua cửa gỗ thì 4 góc cửa phải vuông góc. Ngoài ra, đối với các sản phẩm có kết cấu ghép liên tiếp, khách hàng nên kiểm tra chỗ tiếp giáp nhau của chúng xem sản phẩm có thể chịu được lực tốt không. Đồng thời, các linh kiện bằng kim loại ghép thêm vào phải chắc chắn, ngay ngắn, các đầu đinh không được lộ ra ngoài bề mặt gỗ hoặc hụt quá sâu” - anh Lại Thế Dụng chia sẻ.
Do có độ bền cao nên những sản phẩm làm bằng gỗ còn được sử dụng ngoài trời để làm cửa chính, cột, lan can, bàn ghế sân vườn… Đối với những sản phẩm này, khách hàng nên mua loại làm bằng gỗ đặc và không có kết cấu lắp ráp, có mặt ván vì sẽ dễ đọng nước và xẻ nứt do tiếp xúc trực tiếp với môi trường tự nhiên. Loại gỗ tốt để làm những sản phẩm gỗ bày ngoài trời thường là: chò chỉ, dầu đỏ, tràm bông, cẩm lai và phải qua tẩm sấy và quét dầu hay sơn lên bề mặt. Đối với sản phẩm gỗ dán nên được phủ nhiều lớp PU (sơn trong để bảo vệ) và phủ lớp UV (sơn trong hạn chế trầy xước).

TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM

I. Sự cần thiết và tiềm năng thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) tại Việt Nam
Sự cần thiết thu hút FII
Trên thế giới, nguồn vốn đầu tư nước ngoài ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Nguồn vốn này bao gồm đầu tư trực tiếp (FDI) và đầu tư gián tiếp (FII). Trong khi nguồn vốn FDI có vai trò trực tiếp thúc đẩy sản xuất, thì FII lại có tác động kích thích thị trường tài chính phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng quy mô và tăng tính minh bạch, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn mới; nâng cao vai trò quản lý nhà nước và chất lượng quản trị doanh nghiệp, có tác động thúc đẩy mạnh mẽ các mối quan hệ kinh tế.
Đối với Việt Nam, thu hút nguồn vốn FII mang một ý nghĩa rất quan trọng. Để thực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, Việt Nam cần một lượng vốn đầu tư rất lớn (khoảng 140 tỷ USD) cho giai đoạn (2006-2010) để xây dựng, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội. Các doanh nghiệp Việt Nam đang trong quá trình cải cách và cổ phần hóa nhằm gia tăng năng lực và hiệu quả cạnh tranh khi gia nhập WTO. Cổ phần hóa phải đi đôi với việc hình thành các thị trường vốn, các kênh huy động vốn (hạt nhân là thị trường chứng khoán (TTCK). Các mối quan hệ kinh tế gia tăng, dòng vốn lưu chuyển nhanh sẽ góp phần tạo ra các hiệu ứng tốt tác động đến các doanh nghiệp. Vì lợi ích của hội nhập không những được đánh giá thông qua sự luân chuyển (vào, ra) dễ dàng của dòng hàng hóa, dòng người mà còn có cả dòng vốn.Việc tham gia của các nhà đầu tư FII sẽ có tác động mạnh mẽ đến thị trường tài chính, giúp cho thị trường tài chính minh bạch và hoạt động hiệu quả hơn, xác lập giá trị thị trường của các cổ phiếu niêm yết một cách chuyên nghiệp, giảm thiểu những dao động “phi thị trường” và góp phần giải quyết một cách cơ bản các mối quan hệ kinh tế (vốn, công nghệ, quản lý…).
Hơn nữa, FII có thể giúp vốn cho doanh nghiệp trong nước, giúp doanh nghiệp tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh, do vậy FII rất quan trọng đối với các doanh nghiệp trong nước đang thiếu vốn.
Tuy nhiên, dòng vốn FII cũng tiềm ẩn những rủi ro hơn so với các kênh huy động vốn từ nước ngoài khác. Do vậy, thúc đẩy thu hút FII ổn định, tương xứng với tiềm năng, góp phần tạo động lực phát triển thị trường vốn, nâng cao năng lực quản trị của nhà doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam thời kỳ hậu WTO là vấn đề cần được quan tâm.
Tiềm năng thu hút FII
Theo khảo sát của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) gần đây cho thấy, vào năm 2001 lợi nhuận từ vốn FII thế giới tăng gấp 2 lần vốn FDI. Trong vòng 4 năm, đầu tư gián tiếp toàn cầu đã tăng 2 lần; nước có tỷ trọng đầu tư gián tiếp lớn nhất là Mỹ chiếm 24,5%, tiếp đó là Anh chiếm 10%. Dòng vốn FII đang trỗi dậy mạnh mẽ sau cuộc khủng hoảng tài chính 1997 và đang chuyển hướng đầu tư sang các quốc gia đang phát triển có tiềm năng, nhằm hạn chế các rủi ro đầu tư.
Hiện có khoảng trên 100 định chế đầu tư tài chính chuyên nghiệp trên thế giới đang quản lý một khối lượng tài sản khổng lồ, khoảng 300 tỷ USD. Chỉ cần họ chấp nhận đầu tư vào Việt Nam 0,1% là chúng ta đã có khoảng 300 triệu USD.
Trong nền kinh tế toàn cầu hóa, các yếu tố sản xuất trong quá trình tái sản xuất hàng hóa, dịch vụ được dịch chuyển tự do hơn từ nơi này sang nơi khác, nhằm phát huy lợi thế so sánh của mỗi quốc gia thông qua các cam kết mở cửa thị trường. Việt Nam đang nổi lên như một quốc gia có nhiều tiềm năng thu hút tư vấn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh vị trí địa lý thuận lợi, chính trị ổn định, tiềm năng tăng trưởng kinh tế dài hạn, Việt Nam còn là một quốc gia có nhiều lợi thế so sánh hấp dẫn nhà đầu tư như: nguồn lao động, thị trường, tài nguyên. Hơn nữa, vận nước đang lên, Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò, vị trí và tầm quan trọng của mình trên bản đồ kinh tế khu vực và thế giới. Sự quan tâm của khu vực và thế giới tới Việt Nam, đặc biệt là thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, cộng với sự thành công của các nhà đầu tư hiện hữu tại đây sẽ mở ra cơ hội lớn trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Nhìn chung, nguồn vốn đầu tư gián tiếp (FII) là một tiềm năng rất lớn đối với thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Với các yếu tố thuận lợi khách quan, Việt Nam hoàn toàn có khả năng khai thác tiềm năng dòng chảy vốn FII của thế giới phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
II. Thực trạng đầu tư gián tiếp vào Việt Nam
Nước ta đã có những thành công trong thu hút nguồn vốn FDI, nhưng nguồn vốn FII vẫn còn hạn chế. Sau khủng hoảng năm 1997, nguồn vốn FII vào Việt Nam có xu hướng tăng, nhưng quy mô còn nhỏ và chiếm tỷ lệ thấp so với vốn FDI. Một số quỹ mới hoạt động tại Việt Nam từ năm 2001 có quy mô vốn bình quân từ 5-20 triệu USD cho một quỹ nhỏ hơn giai đoạn (1991-1997), chiếm 1,2% vốn FDI, tăng lên 3,7% (2004), tỷ lệ này còn quá thấp so với các nước trong khu vực (tỷ lệ thu hút FII/FDI trong khoảng 30-40%).
Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, đầu tư FII vào Việt Nam trong thời gian gần đây cũng đã tăng rất mạnh. Biểu hiện rõ nhất là việc đầu tư vào thị trường chứng khoán của các tập đoàn tài chính quốc tế trong thời gian qua đã không ngừng gia tăng. Đến cuối năm 2006, khoảng trên 2 tỷ USD vốn đầu tư gián tiếp được công bố thông qua các quỹ đầu tư chính thức.
Theo các nhà đầu tư, lý do để họ hướng về Việt Nam là Chính phủ đã khẳng định vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân đối với sự phát triển của nền kinh tế, tính chuyên nghiệp hoá từng bước của môi trường đầu tư và sự thành công của những nhà đầu tư hiện hữu. Bên cạnh đó, phải kể đến những bước tiến mới trong lĩnh vực tài chính của Việt Nam bao gồm: việc phát hành thêm trái phiếu chính phủ ra nước ngoài và trái phiếu tư nhân, thành lập Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC); quá trình cổ phần hoá đang diễn ra tại Việt Nam bao gồm cả ngân hàng thương mại quốc doanh; tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống điện và giao thông, cải cách khung pháp lý dành cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, để có thể thu hút thêm nguồn vốn FII tương xứng với tiềm năng của nền kinh tế và thị trường, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động cải thiện môi trường đầu tư, đặc biệt là khung pháp lý, cơ chế và sách lược phát triển thị trường chứng khoán
III. Vài nét về các Công ty quản lý quỹ và các quỹ đầu tư nước ngoài chủ yếu nước ngoài tại Việt Nam
Theo thống kê của Công ty quản lý quỹ chứng khoán VN (VFM), hiện có gần 30 quỹ đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam với tổng vốn rót vào nội địa khoảng 2 tỷ USD.
Hiện nay, hàng loạt quỹ đầu tư nước ngoài đang đổ vốn vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Các quỹ đầu tư là phương tiện để nhà đầu tư đưa các khoản tiền của họ vào nhằm có được yếu tố đầu tư đa dạng và điều kiện quản lý chuyên nghiệp. Nhà đầu tư không hưởng lợi trực tiếp từ các cổ phiếu được mua bán trên thị trường chứng khoán mà sẽ chia sẻ hiệu quả sau quá trình mua bán chứng khoán tập trung của quỹ đó.
Lợi ích trước hết và quan trọng hơn cả khi tham gia vào quỹ đầu tư là khả năng đầu tư đa dạng. Lợi ích khác do các quỹ đầu tư mang lại là trình độ quản lý chuyên nghiệp. Một lợi ích nổi bật nữa của quỹ đầu tư là các cổ phần góp vốn vào quỹ này có tính thanh khoản (nhà đầu tư muốn rút lui khỏi tổ chức đầu tư này có thể bán lại phần tài sản của họ với giá phải chăng để chuyển thành tiền mặt trong thời gian ngắn).
Hiện nay, nhiều công ty quản lý quỹ đầu tư tập chung chính vào thị trường Việt Nam như Vina Capital, Mekong Capital, Dragon Capital.
Một số công ty Quản lý quỹ chủ yếu
1. Dragon Capital
Dragon Capital là điển hình về sự kiên trì “bám trụ” ở VN. Đây là công ty quản lý quỹ thành lập ở Anh năm 1994. Năm 1997-1998, khi cuộc khủng hoảng tài chính khu vực xảy ra, nhiều quỹ đầu tư đã ra đi. Nhưng Dragon Capital thì ở lại, và đã thành công. Dragon Capital lập Quỹ Vietnam Enterprise Investment Limited (VEIL) năm 1995. Đây là quỹ tư vấn đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với tổng tài sản hiện nay ước tính khoảng 1 tỷ USD. Năm 2003, Dragon Capital liên doanh với Sacombank để thành lập VietFund Mangagement (VFM), công ty quản lý quỹ đầu tiên tại Việt Nam. Hiện VFM đang quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VF1).
 Cuối năm 2004, Dragon Capital lại thành lập quỹ thứ hai tại Việt Nam là Vietnam Growth Fund Limited (VGF) hiện có tổng vốn 500 triệu USD. Sang năm 2005, Dragon lập thêm quỹ Vietnam Dragon Fund Limited (VDF) có tài sản hiện tại là 340 triệu USD. Quỹ đầu tư mới nhất của hãng này là Vietnam Resource Investment (Holdings) Limited (VRI), từ 2007. Đây là quỹ đầu tiên đầu tư vào các công ty kinh doanh về tài nguyên thiên nhiên.
Tháng 9 vừa rồi, Dragon Capital đã giới thiệu một chỉ số chứng khoán riêng của mình, chỉ số Dragon Capital VN30 Index (DC VN30 Index), đo lường các thay đổi trên cả 3 sàn giao dịch TP. HCM, Hà Nội và thị trường OTC.
2. VinaCapital
Công ty Quản lý Quỹ VinaCapital bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ tháng 11/2003 với việc ra đời quĩ đầu tư tư nhân Vietnam Opportunity Fund (VOF). VOF là quĩ do một số tổ chức tài chính lớn thành lập để đầu tư vào Việt Nam, trong đó ông Robert Knapp, Giám đốc quĩ Millennium Partners (là quĩ đầu tư lớn tại Mỹ với số vốn 4 tỷ USD), có tỉ lệ góp vốn lớn nhất.
Từ giữa năm 2006, Công ty Quản lý quỹ VinaCapital khai trương Quỹ bất động sản VinaLand, nhưng số tiền mà các nhà đầu tư nước ngoài góp vào quỹ đã lên tới 65 triệu đô la Mỹ, vượt mức dự kiến 15 triệu đô la Mỹ. Ngoài VinaLand, VinaCapital đang nỗ lực giải ngân nốt số tiền còn lại chừng 50 triệu đô la Mỹ trong tổng số 171 triệu đô la Mỹ của Quỹ Vietnam Opportunities Fund (VOF) với hướng đầu tư chính của VOF tiếp tục là cổ phiếu OTC và địa ốc.
Ngay từ đầu năm 2007, VinaCapital đã lên kế hoạch thành lập mới một quỹ đầu tư bất động sản với tổng vốn đầu tư lên tới 200 triệu USD.
Ngày 5/7/2007, Vina Captial đã chính thức đưa Quỹ Cơ sở hạ tầng Việt Nam (Vietnam Infrastructure Limited – VIL) lên niêm yết trên sàn chứng khoán thứ cấp London (Alternative Investment Market – AIM). Đây là quỹ đầu tiên giao dịch trên thị trường AIM tập trung vào các lĩnh vực hạ tầng cơ sở then chốt của Việt Nam, bao gồm năng lượng, vận tải, nước và viễn thông. Sự kiện này đã nâng số quỹ đầu tư mà Vina Capital mở tại Việt Nam lên thành bốn quỹ với tổng số vốn đầu tư gián tiếp đã thu hút vào Việt Nam lên tới 1,8 tỷ USD.
VinaCapital cũng đang đẩy mạnh đầu tư vào các công ty công nghệ. Công ty quản lý quỹ này đã liên doanh với Tập đoàn Draper Fisher Jurveton - tập đoàn đầu tư mạo hiểm với tổng vốn đầu tư trên 3,5 tỷ USD để lập quỹ đầu tư DFJ VinaCapital với tổng số vốn đầu tư ban đầu là 50 triệu USD.
3. Mekong Capital
Mekong Capital là công ty quản lý quỹ đầu tư tập trung vào Việt Nam do các cá nhân có kinh nghiệm về mảng quản lý đầu tư cả ở Việt Nam và quốc tế thành lập năm 2001.
Phần lớn các vị trí cao cấp trong công ty là do người Việt Nam nắm giữ và cũng là cổ đông của công ty.
Công ty bắt đầu hoạt động từ năm 2002 tại Việt Nam với việc thành lập Quỹ đầu tư Mekong Enterprise Fund đầu (tổng vốn đầu tư 18,5 triệu USD). Mekong Capital chọn những công ty thuộc khu vực tư nhân ở các địa phương với quy mô nhỏ làm đối tác.
Đến nay, quỹ đã đầu tư hết vào 10 công ty Việt Nam như  Công ty Xây dựng và Kiến trúc AA, Công ty tin học Lạc Việt, Công ty nhựa Tân Đại Hưng, Công ty gỗ Đức Thành.
Ngày 5/6/2006, công ty đã chính thức khai trương quỹ đầu tư cổ phần thứ 2 (Mekong Enterprise Fund II) tại TP.HCM. Quỹ có tổng vốn 50 triệu USD, tập trung đầu tư vào các công ty tư nhân Việt Nam phục vụ cho thị trường trong nước, hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, phân phối và quảng bá thương hiệu (vốn đầu tư trung bình cho mỗi dự án là 3 triệu USD).
Cũng từ giữa năm 2006, Công ty đã đẩy mạnh đầu tư gần hết số vốn 18,5 triệu đô la Mỹ của Mekong Enterprise Fund vào các doanh nghiệp cổ phần.
4. Indochina Capital
Indochina Capital đã hoạt động ở Việt Nam 15 năm
Trong 15 năm qua, công ty đã tiến hành đầu tư 1 tỷ USD vào các dự án địa ốc, trong đó tiêu biểu là các dự án như Khách sạn Furama (Đà Nẵng), Saigon Center (Tp.HCM), 63 Lý Thái Tổ (Hà Nội)... và nhiều dự án địa ốc khác do công ty đầu tư chính; và góp vốn chung với một công ty khác đầu tư dự án khu du lịch Nam Hải (Đà Nẵng).
Ngoài lĩnh vực bất động sản, công ty còn đầu tư vào thị trường chứng khoán kể từ khi thị trường chứng khoán bắt đầu mở cửa cho đến nay và tổng cộng công ty đã đầu tư khoảng 50 triệu USD vào thị trường chứng khoán. Hiện công ty đang quản lý số vốn khá lớn của các tổ chức tài chính và các cá nhân nhà đầu tư nước ngoài.
Năm 2006, Indochina Capital cũng đã thành lập hai quỹ, một địa ốc với 42 triệu đô la Mỹ và một quỹ chứng khoán với 50 triệu đô la Mỹ.
Để phục vụ cho mục tiêu lâu dài trên thị trường Việt Nam, Indochina Capital đã thành lập Quỹ Indochina Capital Holding Limited và thực hiện đợt phát hành và niêm yết trên thị trường chứng khoán London với quy mô ban đầu là 500 triệu USD (3/2007). Sự kiện này ngay lập tức đã thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài và trong đợt phát hành lần đầu Indochina Capital Vietnam Holding Limited dự định thu hút khoảng 300-350 triệu USD nhưng đã nhận được sự quan tâm rất lớn của các nhà đầu tư và đạt được con số 500 triệu USD.
Một số quỹ đầu tư chủ yếu
1. Prudential
Quỹ đầu tư Prudential (PRUBF1) do Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Prudential Việt Nam thành lập năm 2006.
Trong các quỹ đầu tư của nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam hiện nay, Prudential được xem là quỹ đầu tư lớn nhất với quy mô quỹ vào khoảng 500 triệu USD.
Tuy nhiên, 65% vốn của quỹ này dành để đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, chỉ có khoảng 35% còn lại tương đương với khoảng 175 triệu USD là dành đầu tư vào tài sản vốn và thị trường chứng khoán.
Theo đánh giá của các chuyên gia tài chính, Quỹ đầu tư này rất phù hợp với các nhà đầu tư có khả năng chấp nhận rủi rot rung bình, thời gian đầu tư từ trung bình đến dài hạn và mong muốn có thu nhập định kỳ cùng triển vọng nâng cao giá trị vốn đầu tư.
2. Vietnam Enterprise Investment Fund (VEIL)
VEIL là quỹ đầu tư nước ngoài duy nhất có thời gian hoạt động lâu nhất tại Việt Nam. Quỹ được thành lập vào tháng 7-1995 với tổng số vốn huy động ban đầu là 35 triệu USD, và trong hơn 10 năm hoạt động đó VEIL đã vượt qua khủng hoảng kinh tế khu vực và nâng số vốn huy động lên đến hơn 109 triệu USD. Hiện nay, VEIL là quỹ đứng thứ hai tại Việt Nam về mặt quy mô vốn huy động nhưng lại đứng đầu về lượng vốn hóa thị trường.
Nguồn vốn đầu tư của VEIL được huy động từ các nhà đầu tư có tổ chức nước ngoài chủ yếu từ Anh, Mỹ và Canada. Bên cạnh đó, VEIL có một phần vay từ tổ chức tài chính quốc tế IFC trực thuộc Ngân hàng Thế giới WorldBank. VEIL là quỹ đóng và được niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK) NCB ở Ailen.
Quỹ VEIL được thành lập bởi Công ty quản lý quỹ Dragon Capital với mục tiêu đầu tư vào các công ty tư nhân, doanh nghiệp nhà nước đang cổ phần hóa, công ty cổ phần niêm yết hoặc chưa niêm yết và các công ty có vốn đầu tư nước ngoài mà nguồn doanh thu chủ yếu từ Việt Nam.
VEIL ưu tiên đầu tư vào 5 ngành chính là tài chính ngân hàng, cơ sở hạ tầng, bưu chính - viễn thông, du lịch, khai thác khoáng sản và hàng tiêu dùng. VEIL tập trung đầu tư vào doanh nghiệp có quy mô vốn từ 2 - 3 triệu USD trở lên và đặc biệt không đầu tư vào các công ty được quản lý bởi gia đình.
Trong năm 2005, VEIL được xem là quỹ có kết quả hoạt động tốt nhất tại Việt Nam khi giá trị tài sản ròng trên một cổ phiếu quỹ tăng 37,1% so với các năm trước và giá của một đơn vị quỹ VEIL được giao dịch cao hơn gần 11% giá trị tài sản ròng.
3. Vietnam Growth Fund (VGF)
Quỹ VGF cũng được quản lý bởi Dragon Capital và thành lập vào tháng 10-2004 với số vốn huy động ban đầu là 60 triệu USD. Cũng như VEIL, VGF là quỹ đóng và được niêm yết ở TTCK NCB ở Ailen. VGF có tốc độ tăng vốn khá nhanh so với VEIL, chỉ sau hơn một năm hoạt động quy mô vốn của quỹ đã tăng 66,7% đạt 100 triệu USD.
Mục tiêu đầu tư của VGF là nhằm vào những công ty có tốc độ tăng trưởng nhanh và thuộc những ngành đầu tư như VEIL. VGF đặc biệt không đầu tư vào thị trường bất động sản. Giá trị tài sản ròng trên một cổ phiếu quỹ và giá giao dịch của VGF vào cuối năm 2006 tăng 15% và 17,6% so với năm trước.

4. Vietnam Dragon Fund (VDF)
Dragon Capital cho biết mới vừa thành lập Quỹ VDF vào đầu năm 2006 với số vốn đầu tư ban đầu là 35 triệu USD. Quỹ VDF được huy động vốn bởi các nhà đầu tư Nhật Bản. Đây cũng là một quỹ đóng và được niêm yết ở TTCK NCB. Mục tiêu đầu tư của VDF tương tự như VEIL là ưu tiên đầu tư vào 5 ngành chính là tài chính - ngân hàng, cơ sở hạ tầng, bưu chính - viễn thông, du lịch, khai thác khoáng sản và hàng tiêu dùng.
Trong 9 tháng đầu năm 2006, VDF đã thực hiện 30 khoảng đầu tư vào các công ty niêm yết và không niêm yết hoạt động chủ yếu ở Việt Nam. Tổng giá trị tài sản ròng tính đến cuối tháng 9-2006 đạt hơn 169 triệu USD tăng gần 22,5% so với tháng 12-2005.
5. Vietnam Opportunity Fund (VOF)
VOF của Vinacapital bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ tháng 9-2003, đến tháng 9-2006 có quy mô tổng vốn huy động 171 triệu USD được tập trung đầu tư vào những ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh như dịch vụ tài chính, hàng tiêu dùng, bán lẻ, bất động sản, du lịch, cơ sở hạ tầng và ngành công nghệ.
Mới hoạt động hơn 3 năm, VOF đã đạt kết quả đầu tư tốt và tốc độ tăng vốn nhanh. Giá trị chứng chỉ quỹ luôn được giao dịch cao hơn giá trị tài sản ròng trên một cổ phiếu quỹ khoảng 20 – 25% và thậm chí đạt đến đỉnh điểm 44,6%.
Giá trị tài sản ròng trên một cổ phiếu quỹ vào đầu năm 2006 đạt 1,6 USD, tăng 39,1% so với cùng kỳ năm trước. Quy mô vốn của VOF vào cuối năm 2005 nhỏ hơn VEIL, nhưng gần đây VOF đã huy động thêm được hơn 76 triệu USD từ nhà đầu tư Millenium Parnerts của Mỹ và vươn lên đứng đầu về vốn đầu tư tại Việt Nam.
6. PXP Vietnam Fund
Thành lập sau VOF chừng 3 tháng, PXP Việt Nam chỉ tập trung đầu tư vào những công ty đã niêm yết hoặc chuẩn bị niêm yết tại TTCK Việt Nam. Quỹ PXP đầu tư dài hạn vào những công ty Việt Nam hoặc có vốn đầu tư nước ngoài nhưng lượng vốn hóa ở mỗi công ty phải đạt tối thiểu 5 triệu USD hay có chỉ số giá trên thu nhập (P/E) của công ty đó phải tương đương với P/E thị trường.
Nhờ vào sự tăng trưởng mạnh của TTCK Việt Nam nên PXP đã cải thiện nhanh kết quả đầu tư, sau 2 năm hoạt động giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ đạt 3,2 USD, tăng 33,3% so với năm trước. Với việc đầu tư vào Công ty Dược phẩm Imexpharm, trong cùng thời gian này PXP đã nâng tổng số công ty đã đầu tư lên 23 đơn vị và đạt 93% tổng lượng vốn huy động.
Tất cả 10 công ty chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng tài sản ròng của PXP là những doanh nghiệp đã niêm yết trên TTCK và có kết quả kinh doanh tốt trong năm vừa qua. Ngoài việc thành lập quỹ mới VEEF vào cuối tháng 11-2005, PXP tăng quy mô quỹ từ 25,8 triệu USD lên khoảng 40 triệu vào quý 2-2006 bằng cách phát hành thêm hơn 2 triệu cổ phiếu.
7. Vietnam Emerging Equity Fund (VEEF)
Bên cạnh PXP Việt Nam, PXP Asset Management đã mở thêm quỹ đầu tư mới Vietnam Emerging Equity Fund (VEEF) vào thị trường Việt Nam với quỹ mô vốn khoảng 15,9 triệu USD từ tháng 11-2005 và được niêm yết tại TTCK Ai-len (NCB). VEEF cũng tập trung đầu tư vào những công ty niêm yết hoặc chuẩn bị niêm yết trên TTCK Việt Nam. Đến giữa quý 3-2006, VEEF đầu tư vào 28 công ty Việt Nam, giá trị tài sản ròng đạt 52,5 USD, tăng 36% so với lúc mới thành lập.
8. Mekong Enterprise Fund (MEF)
Trong số 7 quỹ tư nhân và quỹ không niêm yết của nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, MEF ra đời từ tháng 4-2002 với quy mô vốn 18,5 triệu USD và do Công ty Mekong Capital quản lý. Đối tượng đầu tư của MEF là những công ty gia đình vừa và nhỏ, có kết quả kinh doanh tốt, đặc biệt năng động trong kinh doanh và có khuynh hướng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.
MEF không quan tâm đến những công ty có quy mô lớn và thường cung cấp dịch vụ hỗ trợ sau đầu tư để giúp các công ty đó cải thiện hoạt động quản lý doanh nghiệp và có thể phát triển vượt bậc trong tương lai. Với tốc độ đầu tư khoảng 3 - 4 công ty mỗi năm, đến nay MEF đã đầu tư 10 doanh nghiệp với tổng vốn khoảng 13 – 14 triệu USD.
MEF đã đầu tư gần hết lượng vốn huy động, vì vậy Mekong Capital mở thêm quỹ mới vào năm 2006 với quy mô vốn khoảng 40 triệu USD và cùng chiến lược đầu tư như MEF.
9. IDG Ventures Vietnam (IDG)
IDG Ventures Vietnam (IDGVV) là quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tiên của Mỹ tập trung vào lĩnh vực công nghệ cao được thành lập vào tháng 3-2004. Quỹ này ưu tiên đầu tiên vào các doanh nghiệp trẻ kinh doanh các ngành công nghệ cao tại Việt Nam.
Với quy mô 100 triệu USD, IDGVV đầu tư vào những doanh nghiệp có tiềm năng phát triển cao thuộc các ngành công nghệ thông tin, viễn thông, internet, truyền thông và công nghệ sinh học. Đến nay, IDGVV đã đầu tư 5 triệu USD vào 4 doanh nghiệp PeaceSoft, Isphere, VinaGame và VietnamWorks.com.
Trong thời gian 7 năm (2003-2010), IDG dự kiến dành khoảng 100 triệu USD đầu tư CNTT tại Việt Nam, riêng đầu tư mạo hiểm chiếm tới 80 triệu USD.
Cho đến nay, IDG có 16 dự án đầu tư vào các công ty của Việt Nam với tổng số vốn trên 25 triệu USD. Theo kế hoạch, từ nay tới cuối năm, IDG sẽ đầu tư vào hai công ty nữa với số vốn từ 10 đến 12 triệu USD.
Theo IDG Ventures, yếu tố chính để họ quyết định đầu tư vào các công ty được lựa chọn là yếu tố con người, lãnh đạo. Trung bình 1 tháng IDG nhận được hơn 100 dự án mời gọi đầu tư của các công ty Việt Nam. Lĩnh vực mà IDG quan tâm nhất vẫn là công nghệ cao và media.
***
Ngoài các Công ty Quản lý quỹ và các Quỹ đầu tư trên, các nhà đầu tư tầm cỡ thế giới như Merrill Lynch, Morgan Stanley, Goldman Sachs, JP Morgan Chase cũng rất quan tâm đến việc đầu tư lâu dài tại Việt Nam. Chẳng hạn như Quỹ đầu tư Vietnam Holding của Thuỵ Sỹ, có vốn ban đầu 112,5 triệu USD dự kiến nhắm đến các công ty cổ phần. Quỹ đầu tư Merrill Lynch cũng đã được cấp mã giao dịch và đang xúc tiến đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Tập đoàn tài chính khổng lồ của Mỹ JP Morgan Chase cũng đã có phiên họp toàn thể về đầu tư chứng khoán tại Việt Nam, nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng tăng của các nhà đầu tư trên thế giới về cơ hội đầu tư tại Việt Nam.

IV. Xu hướng và chính sách thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian tới
Từ năm 2002 đến nay, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, số lượng và quy mô hoạt động của các quỹ đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng.
Tuy nhiên, trong 5 năm tới Việt Nam cần 140-150 tỷ USD đầu tư phát triển, trong đó cần khoảng 30% vốn từ bên ngoài. Vì vậy, nếu vốn đầu tư gián tiếp chỉ ở mức 2-3 tỷ USD như hiện nay thì tác động rất hạn chế đến sự phát triển nền kinh tế. Việt Nam rất mong muốn và cam kết sẽ có những tác động thúc đẩy sự gia tăng nguồn vốn này trong thời gian tới.
Bởi vậy, trong thời kỳ hậu WTO, cần phải tính đến các giải pháp nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa thu hút FII và hạn chế các tác động tiêu cực của dòng vốn này.
Thứ nhất, quan tâm nhiều hơn nữa, đánh giá đúng mức về tầm quan trọng của luồng vốn FII đối với các mục tiêu phát triển kinh tế trong chiến lược chung về thu hút vốn đầu tư nước ngoài và sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam thông qua thị trường vốn. Đặc biệt, cần có những chính sách mới đặt trọng tâm hướng đến việc thu hút các luồng vốn đầu tư gián tiếp quốc tế thông qua các kênh hoạt động của thị trường vốn, thị trường chứng khoán trong nước.
Thứ hai, Luật Chứng khoán đã được Quốc hội thông qua ngày 23/6/2006 và sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2007. Chính phủ cần sớm ban hành các văn bản cụ thể hướng dẫn thi hành để tạo môi trường thông thoáng và khuôn khổ pháp lý ổn định cho các hoạt động của thị trường vốn còn khá mới mẻ ở Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho các kênh đầu tư gián tiếp nước ngoài tham gia góp phần cho sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam, khuyến khích phát triển các công ty quản lý quỹ.
Thứ ba, coi trọng và chủ động hơn nữa trong việc tiếp thị, quảng bá hình ảnh đất nước và môi trường đầu tư của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài với các nước trong khu vực đang ngày càng khốc liệt. Bên cạnh đó, Nhà nước cần sớm hình thành các khuôn khổ pháp lý để doanh nghiệp Việt Nam có thể chủ động ra nước ngoài tiếp thị xuất khẩu vốn thông qua các hình thức niêm yết cổ phiếu ở nước ngoài.
Thứ tư, tăng cường an ninh tài chính, thực hiện các chính sách kiểm soát các dòng vốn khi cần thiết. Tăng cường phối hợp giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá và chính sách thu hốt vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài; đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ngân hàng – tài chính – chứng khoán trong việc quản lý các dòng vốn nhằm đảm bảo sự an toàn, vững chắc và lành mạnh của hệ thống tài chính.
Thứ năm, xây dựng được trung tâm tài chính lớn mang tầm cỡ khu vực. Hiện tại, Hà Nội đã có đề án xây dựng "Trung tâm Tài chính - Ngân hàng Hà Nội" nhằm mục tiêu đến năm 2010, Hà Nội sẽ có một trung tâm tài chính - ngân hàng thuộc loại hàng đầu khu vực. Đó sẽ là nơi hội tụ các tổ chức tài chính ngân hàng và phi ngân hàng lớn, có tầm cỡ quốc gia và quốc tế, nhằm phát triển một mạng lưới hạ tầng tài chính toàn diện, hiện đại trên quy mô lớn để nâng cao năng lực cạnh tranh và tầm vóc thị trường tài chính Việt Nam trong phạm vi khu vực và quốc tế; phục vụ hiệu quả nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong thời kỳ đổi mới và từng bước hội nhập quốc tế. 

GẦN 15.300 DOANH NGHIỆP PHÁ SẢN, NGỪNG HOẠT ĐỘNG CHỈ LÀ PHẦN NỔI

Trong quý 1/2013, cả nước có hơn 15.700 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký 79.389 tỷ đồng nhưng có tới 15.283 doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động.

Số doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động theo các báo cáo thống kê chính thức 
chỉ là “phần nổi” phản ánh thực trạng khó khăn của doanh nghiệp. Ảnh: ST
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, so với cùng kỳ năm trước, số doanh nghiệp thành lập mới giảm 6,8 %; vốn đăng ký giảm hơn 16%. So với quý trước, số doanh nghiệp thành lập mới giảm 9,4%; vốn đăng ký giảm 26,7 %.
Xét theo quy mô, vốn đăng ký tiếp tục xu hướng giảm. Cụ thể, mức vốn đăng ký bình quân của mỗi doanh nghiệp trong 3 tháng đầu năm là 5,05 tỷ đồng, giảm 10% so với cùng kỳ (5,61 tỷ đồng) và giảm tới 19% so với quý 4/2012 (6,24 tỷ đồng).
Theo ông Lê Quang Mạnh, Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký cạnh tranh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), số doanh nghiệp và số vốn đăng ký trong quý 1/2013 vẫn tiếp tục xu thế giảm so với các quý trước. Điều này cho thấy doanh nghiệp ngày càng gặp nhiều khó khăn hơn trong sản xuất và kinh doanh.
Vẫn theo ông Mạnh, nhìn chung, phần lớn các địa phương đều có số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới suy giảm so với cùng kỳ năm 2012.
Đơn cử, TP.HCM trong 3 tháng đầu năm có hơn 5.300 doanh nghiệp thành lập mới, giảm 7,8 % so với cùng kỳ; Hà Nội có 2.980 doanh nghiệp thành lập mới, giảm hơn 13%... Nhiều địa phương như Bắc Kạn, Hà Giang, Yên Bái, Kon Tum… có lượng doanh nghiệp thành lập mới sụt giảm nhiều nhất, với số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giảm trên 35% so với cùng kỳ năm 2012.
Về cơ cấu theo ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh, một số lĩnh vực truyền thống có số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước là tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (giảm 20,5%). Kinh doanh bất động sản giảm gần 19%. Nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm tới 34,7%. Thông tin và truyền thông giảm 29,5%; Xây dựng giảm 18,1%...
Cũng theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 3 tháng đầu năm nay cả nước có 2.272 doanh nghiệp giải thể, giảm 14% so cùng kỳ và giảm hơn 8% so với quý trước. Các địa bàn có nhiều dịch vụ giải thể doanh nghiệp là TP.HCM (692 đơn vị), Hà Nội (315 đơn vị), Thái Bình (185 đơn vị), Khánh Hòa (101 đơn vị)…
Trong 3 tháng đầu năm, cả nước có hơn 13.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động (tạm ngừng hoạt động là 3.567 đơn vị và ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục đóng mã số thuế là 9.444 đơn vị); tăng hơn 26% so với cùng kỳ nhưng lại giảm 1,7% so với quý 4/2012.  
Với 4.434 doanh nghiệp ngừng hoạt động trong quý 1 năm nay, TP.HCM tiếp tục dẫn đầu về số doanh nghiệp ngừng hoạt động. Hà Nội đứng ở vị trí thứ 2 với 3.369 doanh nghiệp ngừng hoạt động. Hải Phòng và Đà Nẵng có số doanh nghiệp ngừng hoạt động tương ứng là 457 đơn vị và 392 đơn vị đứng ở vị trí tiếp theo.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, đa số lĩnh vực kinh doanh truyền thống đều có số doanh nghiệp ngừng hoạt động gia tăng so với cùng kỳ năm 2012.
Cụ thể, lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy có 5.970 doanh nghiệp ngừng hoạt động (tăng 11,5%). Lĩnh vực xây dựng có 2.296 doanh nghiệp ngừng hoạt động (tăng 17,6%). Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo có 1.966 doanh nghiệp ngừng hoạt động (tăng 5,2%). Lĩnh vực dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác có 942 doanh nghiệp ngừng hoạt động (tăng 22,3 %).
So với quý 1/2012, trong 3 tháng đầu năm nay nhiều lĩnh vực có số doanh nghiệp ngừng hoạt động tăng đột biến như tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 134,4%; giáo dục và đào tạo tăng hơn 51%; nghệ thuật, vui chơi và giải trí tăng gần 548 %; kinh doanh bất động sản tăng 47,6%...
Thứ trưởng Bộ Tài chính, ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho rằng, số doanh nghiệp phá sản (đã hoàn thành thủ tục phá sản), ngừng hoạt động (đăng ký tạm thời đóng mã số thuế với cơ quan thuế) theo các báo cáo thống kê chính thức chỉ là “phần nổi” phản ánh thực trạng khó khăn của dịch vụ giải thể doanh nghiệp. Còn trên thực tế, số lượng doanh nghiệp thực sự khó khăn, đã tạm ngừng kinh doanh, thu hẹp sản xuất, không có thu nhập chịu thuế (hoạt động sản xuất, kinh doanh thua lỗ) còn lớn hơn rất nhiều.
Điểm sáng duy nhất về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh trong 3 tháng đầu năm là số doanh nghiệp ngừng hoạt động quay trở lại hoạt động lên tới 7.645 đơn vị, chiếm 58% tổng số doanh nghiệp ngừng hoạt động cả nước. Trong đó, Hà Nội có tới 3.710 doanh nghiệp, TP.HCM có gần 2.000 doanh nghiệp, Đà Nẵng có  235 doanh nghiệp, Bắc Ninh có 212 doanh nghiệp, Thanh Hóa có 197 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Thứ Hai, 21 tháng 4, 2014

6 SAI LẦM KHI LẦN ĐẦU GẶP NHÀ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM

Muốn làm cách mạng, mô tả vòng vèo, dò đá qua sông, chạy theo mốt kinh điển... Đó là những sai lầm mà hầu hết doanh nhân trẻ đều gặp phải khi lần đầu tiếp xúc với các quỹ đầu tư mạo hiểm, kể cả những người đã có một số thành công ban đầu.

"Làn sóng thứ 2" của ngành Internet và Mobile VN đang được báo hiệu bởi các thương vụ tư vấn đầu tư nước ngoài lớn gần đây của nước ngoài vào VMG, MJ Group, Vatgia, VNG... Trong bối cảnh đó, các quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt động tích cực, và nhiều doanh nhân trẻ đang háo hức xây dựng sản phẩm, mô hình kinh doanh, và gọi vốn đầu tư.

Dưới đây là những kinh nghiệm từ thực tế tại Việt Nam, qua ươm tạo, huấn luyện hơn 30 doanh nhân trẻ khởi nghiệp trong lĩnh vực này. Nhiều người trong số họ đã gọi vốn thành công từ quỹ đầu tư mạo hiểm và xây dựng được những doanh nghiệp hàng đầu trong mảng thị trường của mình.

Nhiều người khác đã có những thành công ban đầu như đạt doanh thu hàng năm từ vài tỷ đến vài chục tỷ đồng, với quy mô nhân sự từ 20-70 người, và đạt vị trí cao tại các cuộc thi trong nước và quốc tế như Trí Tuệ Việt Nam, Nhân Tài Đất Việt, Khởi nghiệp Châu Á Thái Bình Dương, và đang dồn tâm huyết xây dựng mô hình kinh doanh mới, huy động vốn từ các quỹ đầu tư để tạo bước đột phá mới. Hầu hết trong số họ đều mắc phải những sai lầm dưới đây trong "lần đầu bỡ ngỡ".

1. Muốn làm cách mạng

"Mô hình, công nghệ của tôi tốt hơn Google, tốt hơn Facebook, hoặc chưa có ai làm trên đời này".Có những công ty khởi nghiệp có tính cách mạng như vậy, "hạ bệ" được cả các đế chế như Myspace, Yahoo, Nokia, Microsoft, thay đổi cả thế giới. Khoảng 10 năm một lần trên toàn cầu. Nếu bạn có niềm tin sắt đá là đó chính là mình, thì rất nên theo đuổi mô hình đó. Tuy nhiên, khả năng lớn là các nhà đầu tư dày kinh nghiệm không ai tin bạn. Vậy sao không thử thực dụng một chút, trình bày mô hình nào tin được, gọi vốn, triển khai thành công, rồi hãy theo đuổi giấc mơ của mình cũng chưa muộn?

Đó cũng là lý do, mặc dù có vẻ không được "hào hùng" lắm, nhưng phần đông các nhà tư vấn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực Internet và Mobile khuyên các startup nên "học tập", "sao chép" (clone) các mô hình đã thành công ở các thị trường lớn hơn. Khi đã có trong tay doanh nghiệp hàng trăm triệu "đô", bạn có thể thể hiện bản lĩnh với những sản phẩm đột phá, chưa ai làm với khả năng thành công cao hơn.

2. Mô tả vòng vèo

"Sản phẩm của tôi có tính năng tuyệt vời như thế này thế này, người dùng họ thích cái này nhưng không thích cái kia vì thế này, giao diện thế này nhưng trong hoàn cảnh đó họ sẽ hay dùng chức năng kia..."

Nếu bạn là anh Lê Hồng Minh của VNG hay anh Nguyễn Ngọc Điệp của Vatgia, nhà đầu tư sẽ chăm chú lắng nghe bạn. Với những founder mới toanh, hoặc mới bước đầu thành công, anh Nguyễn Thành Nam FPT hay có câu: "Tóm lại sản phẩm của bạn là gì, bán bao nhiêu một cái?" Hoặc khi nào ở thị trường Việt Nam có hàng trăm quỹ đầu tư mạo hiểm, hàng ngàn startup về Internet và Mobile đã thành công, thì có thể có nhiều nhà đầu tư đủ kiên nhẫn để lắng nghe. Còn bây giờ, cách tốt nhất để gây chú ý trong lần gặp đầu tiên là: "Tôi làm mô hình giống như Salesforce".

3. Dò đá qua sông

"Công ty tôi đang kiếm tiền tốt từ gia công phần mềm, dịch vụ làm web, nội dung giá trị gia tăng trên di động... Tôi cứ gọi vốn để phát triển tiếp, rồi vừa làm vừa tìm hướng đi."

Các quỹ đầu tư mạo hiểm chấp nhận rủi ro cao, và muốn đầu tư vào các công ty có khả năng tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, định giá doanh nghiệp gấp hàng chục, hàng trăm lần hiện nay. Họ cần nhìn thấy hướng đi rõ ràng, ý tưởng sản phẩm, mô hình kinh doanh, mô hình tài chính cụ thể, có thể phản biện, bảo vệ được. Kể cả nếu bạn đã gây được ấn tượng về năng lực, những thành công trước đây, hiệu quả kinh doanh hiện nay... thì họ cũng sẽ tiếp tục xúc tiến bàn việc đầu tư, nhưng chỉ chốt khi đã thống nhất được mô hình cụ thể, đột phá.

4. Chạy theo "Mốt kinh điển"

"Tôi muốn làm mạng xã hội vì Facebook kiếm được rất nhiều tiền. Tôi muốn làm mô hình tương tự như Groupon, Zynga, Amazon, Alibaba,Twitter, Weibo... vì họ rất thành công. "

Đúng là các mô hình này tiềm năng rất lớn, nhưng ai cũng biết vậy, và từ các "ông lớn" đến các startup chắc chắn có hàng chục công ty đã làm, đang làm hoặc sắp làm. Nếu công ty của bạn cũng được liệt vào hàng "ông lớn", hoặc bạn đang nắm trong tay một thế mạnh khủng khiếp, hoặc bạn nằm trong số 3 công ty đầu tiên làm và có khả năng chiếm lĩnh thị trường rất nhanh, thì bạn may ra có cơ hội thành công.

Lĩnh vực Internet và Mobile còn khắc nghiệt hơn các lĩnh vực khác ở khía cạnh này. Khi lập công ty môi giới chứng khoán còn là trào lưu "hot", bạn vẫn có thể sống tốt nếu bạn là công ty thứ 30-40 trên thị trường, chỉ khi bạn là đối thủ thứ 100 thì mới hết cơ hội. Nhưng trong Internet và Mobile, hầu như không ai còn biết đến portal đứng thứ 3 sau Yahoo và MSN, đến trang search thứ 3 sau Google và Bing, đến trang đấu giá thứ 2 sau Ebay, đến trang Ecommerce "truyền thống" thứ 2 ở Mỹ sau Amazon (các đối thủ như Zappos phải tạo sự khác biệt rất lớn, và nhỏ hơn rất nhiều), đến mạng xã hội đứng thứ 2 sau Facebook (Google+ mới chỉ nhem nhóm, và LinkedIn theo mô hình khác khá xa). Nguyên nhân là "hiệu ứng mạng" (network effect), có thể hiểu nôm na là càng nhiều người dùng Facebook, thì những người mới lại càng thích dùng Facebook, vì bạn bè của họ đều ở trên đó, nên ít người muốn dùng dịch vụ của đối thủ.

Nếu chạy theo "mốt kinh điển", ai cũng biết là "ngon", trong lĩnh vực có hiệu ứng mạng cao, thì bạn phải nắm chắc vị thế top 3, thì mới có cơ hội muốn tồn tại lâu dài và tạo ra công ty định giá vài chục triệu USD.

5. Chạy theo "Mốt mới"

Nếu "Mốt kinh điển" ai cũng biết là ngon, thì "Mốt mới" ai cũng tưởng là ngon. Đây là những mô hình được báo chí nhắc đến nhiều, nhưng chưa khẳng định được bằng định giá "tỷ đô" qua niêm yết, chuyển nhượng hoặc gọi vốn lớn trong đợt đầu tư thứ 4, thứ 5 (Series D, Series E...Xem thêm). Tức là bạn sẽ có rất nhiều đối thủ, mà bản thân "hình mẫu" ở nước ngoài mà tất cả đang cố gắng "học tập" cũng chưa chắc thành công. Các danh sách kiểu như "10 công ty triển vọng 2010", "10 công ty nên theo dõi 2011"... rất thú vị để tham khảo, nhưng hầu hết thuộc loại "mốt mới" này.

Đáng nhớ nhất là Color chạy theo "mốt mới" chia sẻ ảnh do Instagramm khởi xướng, nhận khoản đầu tư "khủng" 40 triệu USD ngay vòng đầu, để rồi nhanh chóng xịt hơi. Ở nơi có văn hóa "thua keo này ta bày keo khác" mạnh mẽ như Silicon Valley, các founder của Color vẫn còn nhiều cơ hội làm lại, nhưng ở các nơi khác thất bại ngoạn mục rồi đứng dậy sẽ khó hơn rất nhiều.

Kể cả những mô hình mới lên hàng "kinh điển" như Groupon, cũng khiến các nhà đầu tư dựng tóc gáy, vì mới từ chối giá mua 6 tỷ của Google năm ngoái, vài tháng trước đây đạt định giá 25 tỷ USD và tưởng chừng không gì cản nổi, nhưng bây giờ được giới phân tích lo ngại chưa chắc đã đạt 6 tỷ nếu niêm yết và đang gây ra nhiều tranh luận trái chiều.

Tại sao có con số "tỷ đô"? Khi quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tư vòng 1 (Series A) ở VN, định giá công ty bạn thường nằm trong khoảng từ 500 ngàn đến 4 triệu USD. Với rủi ro cao hơn các hình thức đầu tư khác, và thời hạn đầu tư 5-7 năm, họ sẽ kỳ vọng có được định giá ít nhất 20-30 triệu USD. Một cách tính "đơn giản hóa" mà các nhà đầu tư hay dùng, là dân số Mỹ gấp khoảng 3 lần VN, GDP trên đầu người gấp khoảng 20 lần, nên cùng một mô hình kinh doanh tương tự có thể đạt doanh thu, lợi nhuận, định giá doanh nghiệp ở thị trường Mỹ gấp khoảng 50-60 lần ở VN. Do đó để đạt 20 triệu USD ở VN, hình mẫu mà bạn "học tập" phải đạt 1 tỷ USD ở thị trường Mỹ. Tương tự như vậy, các hình mẫu ở Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga, Đức... phải đạt 300-500 triệu USD.

6. Đa tình mà xin tiền cưới vợ

Nhiều founder sau khi tìm được mô hình tốt, say sưa kể chuyện, nhà đầu tư nghe sướng bùi tai. Mấy hôm sau gặp lại thấy say sưa kể mô hình khác.

Nhà đầu tư muốn founder tập trung, hết mình hết sức, 5-7-10-20 năm ròng rã nếu cần, khó khăn chết lên chết xuống nếu cần, nhưng phải gắn bó với 1 mô hình, 1 công ty. Hết sức rồi nếu thấy sai hướng thì mới đổi. Chưa gì đã nhăm nhe 2-3 hướng khác nhau, rất mất lòng tin.

Vậy nên làm gì?

Nên bắt đầu câu chuyện với nhà đầu tư bằng một mô hình kinh doanh "Ngon ít người biết". Có thể chọn trong danh sách "100 công ty startup giá trị nhất thế giới". Nên chọn ở đoạn giữa, đoạn trên là các mô hình "mốt kinh điển", đoạn dưới là các "mối mới" chưa được khẳng định. Nhưng phải nhanh chân, vì việc bạn đang đọc bài này có nghĩa là những mô hình đó đang có nguy cơ trở thành "mốt mới" hoặc "mốt kinh điển", ai cũng biết.

Một cách khác là tự mầy mò tìm những mô hình rất ngon, lâu lắm không được báo chí nhắc đến, hay các mô hình "kinh điển" ở những thị trường như Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Nga, Đức... ít được báo chí tiếng Anh "ưu ái".

VNG nhẩy vào mô hình phân phối online game nhập vai nhiều người chơi (MMORPG) năm 2004 khi mô hình này mới thành công vang dội ở Hàn Quốc và Trung Quốc, còn các thị trường khác kể cả Mỹ vẫn coi game là "trò trẻ con". Vatgia, công ty được một tập đoàn lớn ở Nhật mệnh danh là trang Ecommerce lớn nhất Đông Nam Á, không "học tập" Amazon mà theo Rakuten, một đại gia lớn của Nhật mà kể cả hiện nay cũng ít người biết tới ở VN. VTC Online, VMG tự tin và thành công trong các lĩnh vực đã trở thành "mốt kinh điển" như online game, nội dung giá trị gia tăng trên mobile do có lợi thế "khủng" là các tập đoàn nhà nước đứng đằng sau, và họ cũng luôn tìm kiếm các lĩnh vực "ngon ít người biết" tiếp theo để khai phá.

Nếu muốn vượt suối, bạn hãy dò từng viên đá. Nếu chưa vượt suối bao giờ, chưa nên ra biển. Nếu muốn vượt biển để khai phá một hòn đảo tốt tươi nào đó, hãy sắm sửa đủ bản đồ, la bàn, tầu lớn, lương thực, và chiêu mộ thủy thủ đoàn kiên cường. Nhưng phải xác định chính xác hòn đảo nào bạn đang nhắm đến, và đừng chọn hòn đảo nào đang có hàng chục con tàu giăng buồm thẳng tiến.

Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

Nhà đầu tư nước ngoài ngại gì ở VN

Báo cáo mới nhất từ Tổng cục thống kê (GSO) hồi cuối tháng Ba cho thấy Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong quý một năm nay giảm gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
BBC đã có cuộc phỏng vấn với ông Nicolas Audier, Ủy viên Ban điều hành của Phòng thương mại châu Âu (Eurocham) tại Việt Nam, để tìm hiểu đâu là nguyên nhân khiến những dự án FDI lớn vắng bóng ở thời điểm hiện tại, cũng như xu hướng FDI tại Việt Nam trong tương lai gần.Tổng vốn FDI đăng ký trong ba tháng đầu năm 2014 chỉ đạt 3,334 tỉ đôla, giảm 49,6% so với mức 6,034 tỷ đôla cùng kỳ năm 2013.
BBC: Tâm lý nào của giới đầu tư khiến những dự án FDI tại Việt Nam vắng bóng vào đầu năm nay, thưa ông?
Ông Nicolas Audier: Theo Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng mức vốn FDI trong năm 2013 là 21,6 tỷ đôla, cao hơn 54,5% so với con số của năm 2012.
Điều này cho thấy mức tín nhiệm của các nhà đầu tư nước ngoài đối với môi trường kinh doanh tại Việt Nam ngày càng tăng và đây một phần là nhờ nỗ lực bình ổn kinh tế của chính phủ Việt Nam.
Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam ở TP.HCM ngày 24/3, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nói cơ quan này sẽ tăng cường giản lược những thủ tục cần thiết để quản lý khu vực FDI hữu hiệu hơn.
Bên cạnh đó, ông Vinh cũng cho biết sẽ thúc đẩy việc bãi bỏ giấy phép đầu tư, ngoại trừ bốn trường hợp: Ngành ngân hàng, các dự án sử dụng nhiều vốn đất, các khoản đầu tư có thể gây ô nhiễm, và những dự án cần giấy chứng nhận để hưởng ưu đãi đầu tư.
Bước đi mới này của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy quyết tâm của chính phủ Việt Nam trong việc thu hút vốn FDI.
Thông tin vốn FDI tại Việt Nam giảm một nửa trong quý đầu năm 2014 là hợp lý với Chỉ số Môi trường Kinh doanh (BCI) của Eurocham trong quý cuối năm 2013.
Vào cuối năm ngoái, chỉ số biểu hiện mức tín nhiệm và sự kỳ vọng của các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam chỉ đạt mức trung bình: 50 điểm, trong quý thứ ba liên tiếp.
Những vấn đề dẫn đến sự đình trệ này bao gồm nạn tham nhũng, luật pháp không được thực thi hoặc thực thi một cách không đồng đều, những rắc rối về hành chính và tình trạng thiếu minh bạch.
Những yếu tố khác ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của nhà đầu tư và dẫn đến sự suy giảm của FDI trong quý một năm 2014 còn bao gồm những tranh cãi xung quanh vấn đề giá chuyển nhượng, sự bất an về vấn đề pháp lý của các nhà tư vấn đầu tư nước ngoài trong một số khu vực kinh tế của Việt Nam, sự yếu kém trong công tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cũng như những hình thức ưu đãi đầu tư không thích đáng.
Ông Nicolas Audier: Sự vắng mặt của các dự án lớn tại Việt Nam rõ ràng là có liên quan trực tiếp tới suy thoái kinh tế trên toàn cầu.
Bên cạnh đó, bất chấp những nỗ lực trong thời gian gần đây của chính phủ Việt Nam, tâm lý bất định về vấn đề pháp lý có thể sẽ vẫn gây tác động tiêu cực lên các nhà đầu tư nước ngoài muốn đặt chân vào Việt Nam.
Hai ví dụ về vấn đề này là vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động Mua bán và Sáp nhập (M&A) và cấu trúc Hợp tác Công tư (PPP).
Đối với M&A: Mặc dù hình thức kinh doanh gián tiếp này được Luật Đầu tư công nhận là một trong những kênh đầu tư chính thức, Việt Nam vẫn thiếu một khuôn khổ pháp lý rõ ràng trong vấn đề này.
Thêm vào đó, khuôn khổ pháp lý hiện nay không được áp đặt một cách đồng đều trên khắp cả nước và ở các cấp.
Chưa hết, trên thực tế, các nhà tư vấn đầu tư nước ngoài thường xuyên phải đối mặt với nhiều khó khăn trong đầu tư gián tiếp hơn so với trong nước mình vì vấn đề giấy phép thường rắc rối và tốn thời gian.
Đối với PPP:Trong lúc nền kinh tế giữ vững mức tăng trưởng trong một thập kỷ qua, khiến dân số ở khu vực thành thị tăng trưởng nhanh chóng, cơ sở hạ tầng lỗi thời của Việt Nam đang ngày càng trở nên một chướng ngại vật lớn, kiềm chế đà tăng trưởng kinh tế. Đây là khu vực mà chính phủ cần đẩy mạnh đầu tư.
Mặc dù điều này có thể mang lại cơ hội thú vị cho những dự án FDI với quy mô lớn, tuy nhiên hiện vẫn không có một hệ thống pháp lý đủ bao quát để giúp thúc đẩy những dự án như thế.
Mô hình Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao (BOT) có vẻ như đã lỗi thời, và các nhà đầu tư vẫn đang chờ đợi những khuôn khổ pháp lý rõ ràng hơn đối với cấu trúc PPP.
Trong Sách Trắng năm 2014 của Eurocham, chúng tôi đã bày tỏ quan ngại đối với vấn đề này và đã đưa ra những lời khuyên cụ thể đối với chính phủ Việt Nam nhằm lấy lại đà cho những hình thức đầu tư nói trên.
Việt Nam đang đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ các nền kinh tế trong khu vực
BBC: Ông có nghĩ là xu hướng này sẽ tiếp tục trong năm nay?
Ông Nicolas Audier: Dựa vào chỉ số BCI trong quý một năm nay, sự kỳ vọng và mức tín nhiệm của các doanh nghiệp châu Âu có vẻ như đang tăng lên lần đầu tiên kể từ năm 2012.
BCI đã tăng từ mức trung bình 50 điểm lên 59 điểm.
Những yếu tố quan trọng có thể đã đóng góp cho điều này bao gồm mức lạm phát thấp, sự tự tin đối với ổn định vĩ mô cũng như hy vọng thỏa thuận tự do thương mại EU-Việt Nam sẽ được ký kết trong năm nay.
Các yếu tố khác còn bao gồm sự hội nhập sâu hơn trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN, những đàm phán hiện nay về Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), kỳ vọng rằng những vấn đề được chỉ ra trong Sách trắng của Eurocham có thể sẽ được chấn chỉnh trong tương lai gần.
Tuy nhiên, chỉ số BCI mới nhất cũng cho thấy 30% những doanh nghiệp tham gia khảo sát vẫn đánh giá triển vọng trong tương lai ở mức tiêu cực, cao hơn mức 28% của năm ngoái.
Bên cạnh đó, những cơ hội đầu tư ở các quốc gia láng giềng trong thời điểm nguồn vốn bị thắt chặt đã khiến nhiều nhà đâu tư chuyển hướng ra khỏi Việt Nam.
Điều này cho thấy chính phủ Việt Nam cần tiếp tục khắc phục những vấn đề do cộng đồng doanh nghiệp chỉ ra.
Mặc dù vậy, chúng tôi vẫn nghĩ rằng FDI sẽ tăng trở lại vào năm nay.

Những thành viên của chúng tôi vẫn đề cao quy mô của thị trường Việt Nam, những cơ hội kinh doanh tại đây cũng như lực lượng lao động rẻ và dân số với độ tuổi trung bình thấp.